Cây cà gai leo là gì? có tác dụng chữa bệnh gì? có độc không?… đó là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn còn thắc mắc hiện nay…
Ở bài viết sau đây vinhdlp xin chia sẻ đầy đủ chi tiết về cây cà gai leo cũng như 1 số hình ảnh liên quan để bạn đọc hiểu rõ cũng như có thêm kiến thức

Thông tin về cây cà gai leo đầy đủ
1/ Nơi sinh sống
Cà gai leo là cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le có hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn đầu tù, mặt trên sẫm hơn, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt lá đều có gai ở gân chính, cuống lá cũng có gai. Hoa màu tím nhạt mọc thành xim 2–5 hoa ở kẽ lá.
Quả mọng, hình cầu nhẵn, cuống dài, màu vàng sau này chuyển thành màu đỏ, bên trong chứa hạt hình thận màu vàng. Mùa hoa vào tháng 4–6 và mùa quả khoảng 7–9.
Cà gai leo phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, không thấy ở miền núi. Vùng phân bố tương đối phong phú ở Việt Nam bao gồm các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.
Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc tập trung nhiều cá thể, lẫn trong các lùm bụi thưa. Cây hay mọc ở chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa quả. (nguồn wiki)
2/ Mô tả cây cà gai leo
Đặc điểm
Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai.
Lá của cây thường mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả thì mọng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9. (nguồn wikipedia)
Phân bố
Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc được ở khắp nơi, kể cả vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An
Bộ phận dùng
Thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đằng.
Thu hái – sơ chế
Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi khô hoặc sấy khô.
Bảo quản
Sau khi phơi hoặc sấy khô nên bỏ trong hộp kín gió, để ở nơi khô ráo.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của rễ và dây cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid (solasodinon, solasodin), còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột

3/ Công dụng của cây cà gai leo
Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Dân gian dùng cà gai leo để trị một số bệnh như
- Viêm gan, xơ gan
- Phòng bệnh về gan
- Chữa rắn cắn
- Chữa ho, ho gà
- Chữa sưng chân răng
- Phong thấp, nhức mỏi, đau răng
- Thuốc giải rượu
Các chế phẩm cũng được ứng dụng điều trị trên lâm sàng:
- Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.
- Một sản phẩm bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng.
- Dạng chiết toàn phần của cà gai leo được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collagenase.
4/ Lưu ý khi sử dụng
+ Chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.
+ Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.
+ Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
+ Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hướng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Với những thông tin được chia sẻ có lẽ bạn đã hiểu được phần nào những công dụng mà cà gai leo có thể mang lại.
Nhưng đây là thuốc dân gian nên hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định dùng dược liệu này