Nếu chẳng may bạn đang đi trên đường hay trong nhà bị một con chó cắn thì phải làm sao? Xử lý như thế nào để khỏi phải lo sợ và bảo vệ được cơ thể của mình… Trên thế giới đã có rất nhiều ca tử vong do bị chó cắn mà phần lớn là do chủ quan hoặc bất cản..
Hôm nay vinhdlp.com sẽ hướng dẫn cho các bạn cách xử lý khi bị chó cắn ở trẻ em lẫn người lớn một cách cụ thể nhất để có thể hạn chế được những điều đáng tiếc xảy ra cho cơ thể của mình nhé..

bị chó cắn
Khi bị chó cắn thì phải làm sao
1/ Cách xử lý khi bị chó cắn
+ Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
– Khi trẻ bị chó cắn cần nhanh chóng đưa bé đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng (lưu ý không được rửa, chà xát vết thương quá mạnh), hoặc có thể dùng nước muối đậm đặc, dung dịch sát khuẩn như cồn… để rửa vết thương.
– Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
– Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
– Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
+ Cách ly nạn nhân với con chó
Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.
Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân. Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.
+ Theo dõi con chó đã cắn
Trong trường hợp bị chó cắn có hai loại là chó dại và chó bình thường, chó bình thường cắn thì ít nguy hiểm hơn còn chó dại thì cực kỳ nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy việc theo dõi chó dại cắn sau thời gian bị cắn là hết sức quan trọng để xác định chó có bị nhiễm dại hay không. Nếu có thì phải lập tức tiêm vắc xin, nếu không thì không cần thiết tiêm vắc xin dại.
Bệnh nhân bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày (nhiều nhất 1 tháng nhưng rất hiếm) là chó dại thì cơn dại sẽ phát trong khoảng thời gian 7 đến 40 ngày, trong khoảng thời gian 7- 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất bệnh dại lên cơn. Do vậy sau khi bị chó dại cắn bạn nên theo dõi con chó cắn và các biểu hiện trên cơ thể ít nhất 15 ngày.
Đối với những trường hợp vết cắn nghiêm trọng, gần khu vực trung ương (mắt, mặt, cổ…) cần theo dõi tại cơ sở y tế. Các trường hợp cắn xây xước nhẹ, không ra máu và xa khu vực thần kinh trung ương (tay, chân) thì có thể về nhà và theo dõi trong vòng khoảng nửa tháng.
Nếu chó mắc dại thường chỉ sống được 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người và xuất hiện đá, thủy tinh, vật cứng khác trong bụng khi mổ ra.

bị chó cắn làm gì
2/ Bị chó cắn nên kiêng ăn gì
Bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh. Việc ăn uống tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí và hạn chế bia rượu sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạn và phục hồi nhanh.
Nếu thấy cơ thể có các phản ứng phụ sau khi chích ngừa dại như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu… thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Nhiều người truyền tai nhau rằng bị chó cắn không nên ăn các loại đậu. Tuy nhiên, các bác sĩ lại kết luận rằng ăn các loại đậu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị chó dại cắn.
Đặc biệt có một vấn đề kiêng cử mà hầu hết những người bị chó dại cắn đều rất lo sợ, đó là không được đến đám tang. Đây là quan niệm dân gian, mà đã có nhiều trường hợp khi bị chó cắn và tham dự lễ tang thì sẽ có dấu hiệu phát dại.
Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích hay dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch
3/ Triệu chứng của con chó bị dại
- Hung dữ khác thường.
- Nước dãi nhiều.
- Giọng sủa khàn.
- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
- Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.
…
Lưu ý: Những ngày hè tốt nhất là không nên chọc ghẹo chó, những lúc chó đẻ đừng chọc.. Vì bệnh dại do virus thường xuất hiện ở chó vào những ngày nóng bực nên các bạn hạn chế tiếp xúc nhé..
Từ khóa: chó cắn thì làm gì, tiêm mấy mũi, theo dõi chó cắn, chó cắn kiêng gì, theo dõi chó cắn mấy ngày