Các bạn đi khám bệnh và trong đơn bác sĩ cho có thuốc Ciprofloxacin? Chắc hẳn trong số ít nhiều chúng ta vẫn có những câu hỏi thắc mắc là Ciprofloxacin là thuốc gì? Công dụng và liều dung của thuốc ra sao?.. đúng không…
Hôm nay vinhdlp.com sẽ gửi đến các bạn bài viết nêu rõ các thành phần cũng như công dụng, cách dùng , liều thuốc và chống chỉ định như cũng một số lưu ý trong quá trình dùng thuốc để các bạn có thể biết thêm và tham khảo nhé…
Thông tin về thuốc Ciprofloxacin chi tiết
1/ Thành phần của thuốc Ciprofloxacin
-
Ciprofloxacin hydrochloride
2/ Tác dụng của thuốc Ciprofloxacin
- Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Ciprofloxacin là một kháng sinh nhóm quinolone. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.
- Kháng sinh này chỉ dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc này không hiệu quả để điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc sử dụng quá mức bất kỳ kháng sinh nào có thể gây giảm hiệu quả của thuốc.
3/ Liều dùng thuốc Ciprofloxacin
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
+ Liều dùng ciprofloxacin cho người lớn
Liều thông thường cho người lớn dự phòng bệnh than
Liều dự phòng cho người lớn đã phơi phiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
- Tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 12 giờ.
- Uống: 500 mg mỗi 12 giờ.
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống thuốc) là 60 ngày.
Liều thông thường cho người bị nhiễm trùng huyết
- Nhiễm trùng huyết thứ cấp liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do khuẩn Escherichia coli: tiêm tĩnh mạch 400 mg mỗi 12 giờ.
- Việc điều trị nên được tiếp tục trong vòng 7-14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Liều thông thường cho người bị viêm phế quản
Đợt kịch phát của bệnh viêm phế quản mãn tính:
- Nhẹ/trung bình: tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 12 giờ. Uống: 500 mg mỗi 12 giờ.
- Nặng/phức tạp: tiêm tĩnh mạch: 400 mg mỗi 8 giờ. Uống: 750 mg mỗi 12 giờ.
- Thời gian điều trị: 7-14 ngày.
+ Liều dùng ciprofloxacin cho trẻ em
Liều thông thường cho trẻ em dự phòng bệnh than
Liều dự phòng cho trẻ em đã phơi phiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
- Tiêm tĩnh mạch: 10 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
- Uống: 15 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 500 mg/liều).
- Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 60 ngày.
Liều thông thường cho trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn có biến chứng do khuẩn Escherichia coli:
1-18 tuổi:
- Tiêm tĩnh mạch: 6-10 mg/kg mỗi 8 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
- Uống: 10-20 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 750 mg/liều).
- Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 10-21 ngày.
Đối với trẻ em, ciprofloxacin không phải là thuốc đầu tiên được lựa chọn do tỷ lệ mắc phản ứng bất lợi cao.
Ciprofloxacin có những dạng và hàm lượng nào?
Ciprofloxacin có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén bao phim, thuốc uống: 250 mg, 500 mg.
- Hỗn dịch, thuốc uống: 5% (100 mL); 10% (100mL).
4/ Chỉ định của thuốc Ciprofloxacin
Các bệnh nhiễm trùng có biến chứng và không biến chứng gây ra do các bệnh nguyên nhạy cảm với ciprofloxacin.
– Các bệnh nhiễm trùng của:
- Đường hô hấp. Trong các trường hợp viêm phổi do phế cầu (Pneumococcus) ở bệnh nhân ngoại trú, không nên dùng Ciprofloxacin như là một thuốc đầu tay. Tuy nhiên Ciprofloxacin có thể được dùng trong trường hợp viêm phổi do Klebsiella, Enterobacter, Proteus, Pseudomonas, Haemophilus, Branhamella, Legionella và Staphylococcus.
- Tai giữa (viêm tai giữa) và các xoang (viêm xoang), đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn gram âm, kể cả Pseudomonas hay Staphylococcus.
- Mắt.
- Thận và/hoặc đường tiết niệu.
- Cơ quan sinh dục, kể cả bệnh lậu, viêm phần phụ, viêm tiền liệt tuyến.
- Ổ bụng (như nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc).
- Da và mô mềm.
- Xương khớp.
– Nhiễm trùng huyết.
– Nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (dự phòng) trên bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có tình trạng giảm bạch cầu).
– Chỉ định cho tình trạng khử nhiễm ruột có chọn lọc trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (Ciprofloxacin dạng uống).
5/ Chống chỉ định Ciprofloxacin
Không được dùng Ciprofloxacin trong các trường hợp quá mẫn cảm với hóa trị liệu bằng ciprofloxacin hoặc các quinolone khác.
Không được chỉ định Ciprofloxacin cho trẻ em, thiếu niên đang tăng trưởng và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vì không có thông tin nào về tính an toàn của thuốc trên nhóm bệnh nhân này, và vì các thực nghiệm trên súc vật cho thấy rằng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ tổn thương sụn khớp của những cơ thể chưa phát triển hoàn toàn về kích thước.
Các thực nghiệm trên súc vật vẫn chưa thu được bằng chứng nào về các ảnh hưởng sinh quái thai (dị dạng).
6/ Tác dụng phụ của thuốc Ciprofloxacin
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của một phản ứng dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngừng sử dụng ciprofloxacin và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay đập mạnh;
- Khớp bị đau đột ngột, có âm thanh lách tách hoặc lốp bốp, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc không thể cử động bất kỳ khớp xương nào;
- Tiêu chảy nước hoặc có máu;
- Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
- Động kinh (co giật);
- Đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt;
- Da tái hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, suy nhược;
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu;
- Tê, ngứa ran hoặc đau bất thường ở các vị trí trong cơ thể;
- Có dấu hiệu phát ban da, dù nhẹ;
- Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng trên của cơ thể) và gây phồng rộp và bong tróc da.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Chóng mặt hoặc buồn ngủ;
- Nhìn mờ;
- Cảm thấy lo lắng, bất an hoặc kích động;
- Khó ngủ (mất ngủ hay gặp ác mộng).
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
+ Phụ nữ đang mang thai và cho con bú lưu ý
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A = Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.
7/ Bảo quản thuốc Ciprofloxacin
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Lưu ý thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc
– Ciprofloxacin phải dùng một cách thận trọng ở người lớn tuổi.
– Trong các trường hợp động kinh hoặc có các thương tổn thần kinh trung ương khác (như giảm ngưỡng co giật, tiền căn co giật, giảm lưu lượng tuần hoàn não, thay đổi cấu trúc não hoặc đột quỵ), Ciprofloxacin chỉ nên dùng sau khi thấy ích lợi của điều trị ưu thế hơn nguy cơ, vì các bệnh nhân này có thể bị nguy hiểm do tác dụng phụ lên thần kinh trung ương.
…..
Bài viết trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn biết Ciprofloxacin Là Thuốc Gì? Công dụng, cách dùng và liều sử dụng để cho các bạn tham khảo và biết thêm… Bài viết này chỉ mong muốn kiến thức các bạn hơn rõ hơn về Ciprofloxacin
Các bạn hãy nhớ luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc để tránh những tình trạng bất trắc xảy ra nhé..
Từ khóa tìm kiếm: ciprofloxacin 200mg/100ml, ciprofloxacin 250mg, ciprofloxacin 400mg, ciprofloxacin 500mg ảnh hưởng đến thai nhi, ciprofloxacin tablets usp 500mg, ciprofloxacin truyền tĩnh mạch, công dụng của thuốc kháng sinh ciprofloxacin, công dụng thuốc ciprofloxacin 500mg, gia ciprofloxacin 500mg, giá thuốc ciprofloxacin 500mg, giá thuốc ciprofloxacin tablets usp 500mg, giá thuốc kháng sinh ciprofloxacin 500mg, lo uong ciprofloxacin khi mang thai, thuốc ciprofloxacin tablets usp 500mg, thuốc pms ciprofloxacin 500mg, uong thuoc khang sinh ciprofloxacin khi co thai tuan 3
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
- Seduxen là thuốc gì
- Alpha Chymotrypsin là thuốc gì
- Paracetamol là thuốc gì
- Rhinocort là thuốc gì
- Terpin Codein là thuốc gì
- Famotidine là thuốc gì
- Salbutamol là thuốc gì