Sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng hoàn hảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong trường hợp, bé bú không hết hoặc mẹ phải đi làm trở lại nhưng vẫn tiếp tục cho bé bù sữa mẹ bằng cách vắt sữa dự trữ trong tủ lạnh cho bé dùng dần.
Nhưng nhiều bà mẹ thắc mắc “sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?” Hôm nay vinhdlp.com sẽ cùng các mẹ thảo luận về vấn đề này nhé…
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu bên ngoài
1/ Sữa mẹ vắt ra để dc bao lâu
- Ở nhiệt độ ngoài trời, nếu trời nắng, khoảng 37 độ C, sữa mẹ để bên ngoài 30 phút là bắt đầu có dấu hiệu chua. Dù bạn có đậy nắp hay không đậy nắp thì 30 phút là thời gian đủ cho vi khuẩn phân hủy và lên men. Những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, uống phải loại sữa này sẽ bị tiêu chảy.
- Ở nhiệt độ phòng (trên 260C): sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
- Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 260C): thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
- Thời gian bảo quản sẽ được tăng lên nếu bạn đặt sữa mẹ ở sâu phía trong tủ lạnh chứ không phải là nơi cánh cửa.
- Trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ.
- Đối với loại tủ lạnh chỉ có 1 cánh cửa chung cho cả ngăn đá và các ngăn còn lại, sữa mẹ đông lạnh giữ được độ tươi đến 2 – 3 tuần.
- Nếu đó là chiếc tủ lạnh có 2 cánh cửa riêng cho ngăn đá và các ngăn lạnh thông thường, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 3 hoặc 6 tháng.
- Nếu đó là một chiếc tủ kem, hạn sử dụng của sữa mẹ có thể tăng lên từ 6 đến 12 tháng.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bé yêu thì tốt nhất bạn nên cho bé uống sữa mẹ trong vòng 18 – 24h và bảo quản ở ngăn mát là rất an toàn cho bé.
2/ Sữa mẹ vắt ra có màu gì
Không có đáp án cụ thể cho câu hỏi sữa mẹ vắt ra có màu gì, bởi vì tùy vào từng thời điểm và tùy theo cơ địa của người mẹ mà sữa mẹ có thể có màu trắng trong, trắng đục, vàng đậm, hồng, xanh hoặc màu nâu.
3/ Sữa mẹ để ngăn mát, rã đông có váng dầu mỡ
Chất béo là thành phần chính của sữa mẹ. Chất béo này còn chứa omega-3, DHA, AA rất cần thiết cho sức khỏe và trí não của trẻ. Sữa mẹ ở đầu cữ loãng, chứa nhiều nước để giúp trẻ giải tỏa cơn khát. Sữa mẹ ở cuối cữ đặc sánh, giàu chất béo và dinh dưỡng.
Khi vắt sữa mẹ ra khỏi một bầu ngực và để một thời gian, chúng ta sẽ thấy hiện tượng sữa bị tách lớp, lớp chất béo nhẹ hơn sẽ nổi lên trên, còn nước nặng hơn sẽ chìm xuống dưới. Đó là lý do tại sao sữa mẹ để ngăn mát hoặc rã đông có váng dầu mỡ. Hiện tượng này gặp ở tất cả các mẹ.
Nhiều mẹ sau khi thấy sữa mẹ để ngăn mát hoặc rã đông có váng dầu, váng mỡ thì nghĩ là sữa bị hỏng nhưng thực sự không phải như vậy. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của sữa mẹ, chúng ta vẫn có thể rã đông và cho con bú.

sữa mẹ vắt ra ngoài để dc bao lâu
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra bên ngoài
1/ Dụng cụ bảo quản sữa mẹ
– Mẹ có thể bảo quản sữa trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa. Nếu sử dụng bình nhựa, mẹ lưu ý chọn loại không chứa BPA để an toàn hơn cho bé. Ngoài ra, trên thị trường có bán rất nhiều loại túi trữ sữa chuyên dụng tiện lợi giúp tiết kiệm không gian tủ, bao gồm loại dùng 1 lần hoặc loại có thể tái sử dụng. Tùy vào nhu cầu mà mẹ lựa chọn dụng cụ chứa sữa phù hợp nhé!
– Ngoài bình/túi chứa sữa, mẹ cần mua thêm bút lông dầu để ghi thời gian trữ sữa trên bình/túi; giúp mẹ biết được hạn sử dụng của từng bình/túi sữa.
2/ Cách dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh
Tùy vào lượng sữa dư của mẹ và nhu cầu “tu ti” của bé mà mẹ trữ với lượng phù hợp, đồng thời chọn dụng cụ lưu trữ sao cho vừa tiện vừa tiết kiệm. Với sữa hút ra trong cùng 1 ngày thì mẹ có thể trữ chung trong 1 bình/túi; còn lại phải để riêng sữa của các ngày khác nhau.
– Sữa hút ra mỗi ngày có thể cho vào bình để trong ngăn mát được 48 tiếng. Mỗi lần bé bú mẹ chiết ra lượng vừa đủ thôi, nếu bé vẫn bú không hết thì lượng sữa dư này chỉ nên để dùng trong 1 – 2 giờ nữa rồi bỏ, không nên bảo quản tiếp.
– Trữ sữa trong ngăn đá: Với cách này mẹ có thể kéo dài hạn sử dụng sữa lâu hơn nhiều, thường áp dụng với mẹ dư nhiều sữa và bé không thể bú hết. Cách làm tương tự, mẹ cho lượng sữa vắt dư mỗi ngày vào bình to hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. (Túi trữ sữa sẽ tiết kiệm không gian tủ hơn). Mẹ có thể mua thêm túi zipper để cho các túi sữa nhỏ vào, kéo khóa lại rồi mới cho vào tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo (trong trường hợp tủ lạnh còn chứa các thực phẩm khác thay vì chỉ chứa sữa). Tất nhiên, mẹ đừng quên ghi ngày tháng lên vỏ túi để dễ kiểm soát hạn sử dụng nhé!
3/ Cách rã đông và làm ấm sữa
Với sữa trữ trong tủ mát thì trước khi cho bé bú, mẹ hâm ở 400C hoặc ngâm bình sữa trong nước ấm 1 lúc đến khi bình sữa ấm đều lên là cho bé bú được.
Với sữa để trong tủ đá, khi sử dụng mẹ phải rã đông trước. Đầu tiên, mẹ nên chuyển gói/bình sữa sắp dùng xuống ngăn mát để sữa tan dần. Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 400C trước khi bé bú. Sữa sau khi hâm có thể dùng trong 24h giờ, tuy nhiên nếu bé không bú hết thì phải bỏ sữa đó đi, không trữ đông lại hoặc trộn với sữa mới.
4/ Các lưu ý quan trọng
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu, các mẹ cần lưu ý những điều sau khi vắt sữa cho bé:
- Rửa tay sạch trước khi vắt sữa.
- Sử dụng dụng cụ vắt sữa và bình chứa đã được tiệt trùng.
- Dự trữ sữa ngay khi vừa được vắt ra.
- Các mẹ tuyệt đối không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao hoặc ngâm trong nước sôi vì sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa.
- Sữa sau khi trữ lạnh thì lớp chất béo sẽ đóng lại màu trắng đục phía trên bình, vì thế sau khi hâm mẹ nhớ lắc đều 1 cách nhẹ nhàng để chất béo hòa tan vào sữa.
- Không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể trong sữa); từ đó làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyne, lactoferrin,… trong sữa chỉ phát huy được chức năng bảo vệ của nó khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.
- Không tái đông sữa mẹ sau khi đã được rã đông.
Đặc biệt, tâm lý của mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sự tiết sữa. Nếu mẹ tin tưởng rằng mình đủ sữa cho con và tinh thần sảng khoái thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thiết phải tạo cho mẹ một không khí thoải mái và niềm tin vào việc nuôi con bằng sữa mẹ.
….
Bài viết trên đây mình đã hướng dẫn cũng như giải quyết câu hỏi của các mẹ về việc sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu một cách chi tiết và cụ thể nhất rồi đấy….
Chúc các mẹ có sứa khỏe tốt để có thể có nhiều sữa mẹ chăm sóc tốt cho con của mình nhé..
Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất như carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp bé tăng khả năng miễn dịch cho bé.
Từ khóa tìm kiếm : bà mẹ vắt sữa, bảo quản sữa mẹ bằng đá khô, bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng, bảo quản sữa mẹ bằng túi trữ sữa, bảo quản sữa mẹ khi cúp điện, bảo quản sữa mẹ khi đi du lịch, bảo quản sữa mẹ khi mất điện, bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, bình trữ sữa mẹ bằng thủy tinh, cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài, cách hâm nóng sữa mẹ, giá túi trữ sữa mẹ, máy hút sữa mẹ điện tử unimom, máy hút sữa mẹ i-spectra bằng điện, máy hút sữa mẹ loại nào tốt, máy hút sữa mẹ unimom allegro hàn quốc, máy vắt sữa mẹ, máy vắt sữa mẹ bằng điện, sữa mẹ bị kiến bu có sao không, sữa mẹ ủ ấm để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra bảo quản như thế nào, sữa mẹ vắt ra bé bú không hết, sữa mẹ vắt ra có bị mất chất không, sữa mẹ vắt ra có cần hâm nóng không, sữa mẹ vắt ra có màu gì, sữa mẹ vắt ra có thể để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra dùng được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường, sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu giờ, sữa mẹ vắt ra để máy hâm sữa được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để ngăn đá được bao lâu, sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng, sữa mẹ vắt ra hâm nóng để được bao lâu, sữa mẹ vắt ra không để tủ lạnh được bao lâu, sữa mẹ vắt ra ủ nóng được không, thời gian trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, trữ sữa mẹ bằng gì, trữ sữa mẹ trong thùng đá, trữ sữa mẹ trong tủ đông, trữ sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu, tủ đông trữ sữa mẹ, túi bảo quản sữa mẹ bibomart, túi trữ sữa mẹ có tái sử dụng được không, túi trữ sữa mẹ gia bao nhieu, túi trữ sữa mẹ lansinoh.
Xem thêm 1 số bài viết liên quan